Chuyển đến nội dung chính

Cách kiểm độ độ mài mòn, vón kết xù lông pilling Martindale

Thí nghiệm kiểm tra độ mài mòn abrasion và độ vón kết pilling Martindale


(ASTM: D4970/4970M: dùng kiểm tra độ vón kết pilling
ASTM: D4966: dùng kiểm tra độ mài mòn Martindale)

Pilling trong dệt may là gì là gì ?


  •  Là hiện tượng khi các sợi trên bề mặt vải ( có xu hướng nhô ra) bị cuộn lại với nhau trong suốt quá trình mặc và tạo nên hiện tượng vón kết.
  • Quá trình fuzzing và pilling thường xảy ra trong quá trình giặt, sấy khô hoặc trong quá trình sử dụng.


1. Ý nghĩa của việc kiểm tra độ mài mòn và độ vón kết pilling


  • Martindale được đặt là đơn vị đo chất lượng cho sự kháng độ mài mòn, giá trị càng cao thì vật liệu càng chịu được độ mài mòn lớn. Nó đặc biệt hữu ích cho các loại vải bọc như ghế nệm nội thất, …
  • Tại Mỹ thường được test theo phương pháp Wyzenbeek thay vì Martindale

2. Các thiết bị cần thiết cho thí nghiệm kiểm tra độ mài mòn và độ vón kết pilling:


  • Máy kiểm tra độ mài mòn và vón kết pilling Martindale







  • Tủ so màu Pilling

      

  • Cân chính xác 0.01g
( dùng để kiểm tra độ mài mòn, cũng được dùng để kiểm tra chỉ số GSM vải ảnh hưởng gián tiếp đến việc lựa chọn khối lượng chuẩn cho việc kiểm tra pilling)


  • Ảnh Pilling chuẩn


  • Quả chuẩn ( thường được cấp kèm theo máy) để tạo ra lực 2.5 cN/cm cho vải dệt kim và 6.5cN/cm cho vải dệt thoi/ vải nệm. Với vải nệm hoặc vải có chỉ số GSM lớn thì thường cho thêm tải trọng để tăng độ mài mòn.
  • Đồ tiêu hao: ( tùy thuộc vào thiết kế máy mà có thêm đồ tiêu hao khác nhau).
Nhưng đều có tấm nỉ nót chuẩn ( standard felt pads): có khối lượng 750 ­  50 g/m2 và dày 3  0.3 mm, tấm bọt xốp chuẩn polyurethane dày 3mm

3. Quy trình thí nghiệm kiểm tra độ vón kết pilling

 

( lưu ý số vòng quay, thời gian thiết lập, áp lực chuẩn phụ thuộc vào loại vải và chỉ số GSM)

( kiểm tra độ mài mòn Martindale không được trình bày trong quy trình dưới đây)

 

Tấm vải mẫu được giặt sạch và làm khô

Dùng máy cắt mẫu cắt thành 2 miếng có đường kính 140 và 38 mm

Điều hòa mẫu ở 21 oC, 65% Rh trong 4-5h

Đặt mẫu 140mm cùng tấm nỉ nót vào khuôn bên dưới máy Martindale, mẫu 38mm và bọt xốp chuẩn được gắn vào khuôn bên trên máy test sao cho 2 mẫu có thể cọ sát vào nhau khi thí nghiệm.

Đặt quả chuẩn để tạo áp lực 3kPa và thiết lập quá trình test với 100 vòng.


4. Đánh giá kết quả 


  • Đặt mẫu vào tủ so màu chuyên dụng
  •  So sánh kết quả với các ảnh chuẩn để đánh giá cấp độ



Thông tin liên hệ:


Mr Chung:        0982.220.581 - chungthietbi@gmail.com

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Thí nghiệm kiểm tra độ bền màu nước, nước biển, mồ hôi ( axit- kiềm)

Thí nghiệm kiểm tra độ bền màu nước  Giới thiệu chung: Thí nghiệm kiểm tra độ bền màu nước biển này tuân theo tiêu chuẩn ISO 105 E02 để xác định độ kháng màu của vải nhuộm được nhúng trong nước biển.   Với các thí nghiệm kiểm tra độ bền màu mồ hôi, độ bền màu nước, độ bền màu mồ hôi có tính axit hoặc kiềm cũng làm tương tự nhưng chỉ khác về hóa chất tạo môi trường.   Thiết bị kiểm tra độ bền màu nước biển cần thiết khi thí nghiệm: Thiết bị kiểm tra độ bền màu mồ hôi. Tủ sấy  thí nghiệm Hàn Quốc Vải đa sợi Thước xám Tủ so màu Tấm kính hoặc tấm nhựa Acrilic - cấp kèm khi mua thiết bị Quả chuẩn 12.5 kPa, hoặc 5kg lực - cấp kèm khi mua thiết bị Bình định mức Que khuấy Thuốc thử cho thí nghiệm kiểm tra độ bền màu nước biển: Nước cất 2 lần, nước đề ion là tốt nhất NaCl (30g/l)      Chuẩn bị mẫu thử cho thí nghiệm kiểm tra độ bền màu mồ hôi: ​    - Cắt mẫu cần kiểm tra và vải đa sợi kích thước 10x4 cm,     - Khâu m

Thí nghiệm xác định độ bền kéo đứt và độ giãn đứt băng vải dệt thoi

Thí nghiệm xác định độ bền kéo đứt và độ giãn đứt băng vải dệt thoi Độ bền kéo đứt của vải có nghĩa là lực có thể làm vải bị kéo đứt theo hướng dọc hoặc hướng ngang. Có nhiều phương pháp thử nghiệm độ bền kéo đứt, với vải dệt thoi, thông thường sử dụng tiêu chuẩn ASTM D5035, TCVN 1754, EN ISO 1421... 1.  Độ bền đứt và độ giãn đứt của vải là gì?  Độ bền kéo đứt ( cường lực bang vải) là lực lớn nhất tính bằng Niu tơn mà mẫu chịu được khi kéo đứt. Độ giãn đứt tuyệt đối là phần chiều dài tăng thêm của mẫu tại thời điểm đứt tính bằng mm Độ giãn đứt tương đối ( độ giãn dài khi đứt)  là tỷ số của độ giãn đứt tuyệt đối so với khoảng cách 2 ngàm kẹp trước khi kéo đứt – đơn vị tính % 2.  Thiết bị cần thiết xác định độ bền và độ giãn vải dệt thoi Máy kéo nén vạn năng 1 trục, hoặc 2 trục với ngàm kẹp phù hợp.            ( xem thêm chi tiết máy tại đây ) Khuôn cắt mẫu; Kéo; Kim gẩy; Thước thẳng chính xác đến 1 mm. 3.  Chuẩn bị mẫu Từ mỗi mẫu ban